Search

Search Results

Results 231-240 of 993 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyen Thi Phuong Thao (2019)

  • Diagnostic or treatment using radiopharmaceuticals are rarely prescribed for pregnant women because of the risks of radiation effect to the fetus. However, in extremely rare clinical conditions or in case of failed pregnancy test , pregnant women may be exposed to radiation. Henceforth, in addition to the fetus, assessment of an effective dose received by a patient is essential.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Văn Thành; Nguyễn Ngọc Phượng; Nguyễn Thúy Nam (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả kiến thức về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của khách hàng nữ đến phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp thu thập số liệu được áp dụng là phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi cấu trúc trên 405 khách hàng nữ đến phòng tiêm chủng trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/12/2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ kiến thức đạt về vắc xin Ung thư cổ tử cung là 46,9%. Chỉ 21,5% phụ nữ đã từng nghe về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. 17% phụ nữ nghĩ rằng đối tượng tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung chỉ dành cho phụ nữ có nguy cơ cao. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng đã từng ...

  • magazine


  • Authors: Trần Quỳnh Anh; Lê Vũ Thúy Hương; Hoàng Thị Thu Hà (2020)

  • Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 511 sinh viên y học dự phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2017 - 2018 nhằm mô tả mức độ áp dụng ba chiến lược tiếp cận, né tránh, hỗ trợ xã hội của thang đo Chiến lược ứng phó trong học tập trong sinh viên và một số yếu tố liên quan, sử dụng phiếu phỏng vấn tự điền khuyết danh. Kết quả cho thấy sinh viên áp dụng nhiều chiến lược tiếp cận và hỗ trợ xã hội khi gặp stress trong học tập, trong khi chiến lược né tránh được áp dụng ít hơn. Sinh viên nữ, sinh viên đến từ vùng nông thôn áp dụng chiến lược tích cực ít hơn nhóm nam và nhóm đến từ vùng thành thị. Sinh viên có áp lực học tập từ chương trình học tập và từ gia đình, có khó khăn tài chính trong năm qua áp dụng chiến lược né tránh nhiều hơn. Sinh viên nam, sinh viên có kết q...

  • magazine


  • Authors: Trần Thị Nga; Nguyễn Thu Quỳnh (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp 219 người bệnh tăng huyết áp (THA) đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp I, Hà Nội. Nghiên cứu nhằm mô tả mức độ tuân thủ thuốc điều trị ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp I và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy đa số (76,3%) người bệnh tham gia nghiên cứu có tuân thủ thuốc thuốc điều trị. Tuân thủ điều trị dùng thuốc cao hơn ở nữ giới (OR = 2,14; 95%CI: 1,12 - 4,10), ở người có kiến thức tốt hơn về bệnh (OR = 3,14; 95%CI: 1,52 - 6,46), và ở người có điểm hài lòng cao hơn về tác dụng phụ và sự thuận tiện của thuốc điều trị THA (OR = 1,02; 95%CI: 1,00 - 1,03; OR = 1,04; 95%CI: 1,00 - 1,08).

  • magazine


  • Authors: Phạm Thị Thanh Hà; Phạm Bích Diệp (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 438 sinh viên từ năm nhất đến năm sáu của trường Đại học Y Hà Nội để mô tả hành vi giảm sử dụng muối và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ sinh viên hiện đang thực hành giảm sử dụng muối là 30,6% (23,6% nam và 32,7% nữ). Tỷ lệ sinh viên thực hành các biện pháp giảm sử dụng muối trong 12 tháng qua từ 50,7% đến 94,1%. Sinh viên biết khuyến nghị lượng muối tiêu thụ của WHO có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 1,6 lần sinh viên không biết; sinh viên nghĩ bản thân cần giảm sử dụng muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 4,4 lần sinh viên không nghĩ đến; sinh viên nghĩ cần thiết phải giảm muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 2,5 lần sinh viên không thấy cần thiết. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng cho lý thuyết của quá trình thay đổi h...

  • magazine


  • Authors: Lê Thị Vũ Huyền; Đỗ Nhật Phương (2020)

  • Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội năm học 2018 - 2019. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 341 học sinh, công cụ để đánh giá rối loạn lo âu là thang Zung. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lê rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai là 26,39%. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở học sinh bao gồm yếu tố cá nhân: giới, học lực, nhân cách; yếu tố gia đình: áp lực học tập từ gia đình, bạo hành ở gia đình; yếu tố nhà trường: áp lực học tập từ nhà trường, mối quan hệ với bạn bè, bắt nạt ở trường học. Vì vậy, học sinh trung học phổ thông cần được sàng lọc rối loạn lo âu trong quá trình học tại trường và tìm hi...

  • magazine


  • Authors: Lê Phương Linh; Nguyễn Thị Vân; Lê Minh Trác (2020)

  • Sinh non là một thách thức lớn trong chăm sóc sức khỏe chu sinh. Các biến chứng do sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện trên 190 trẻ sơ sinh cực non và rất non tháng nhằm đánh giá hiệu quả của việc nuôi ăn đường tiêu hóa ở trẻ đẻ non. 8,4% trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh thấp hơn tuổi thai trong đó 8,7% là trẻ rất non tháng và 5,6% là trẻ cực non tháng. Thời gian về lại cân nặng lúc sinh ở nhóm trẻ có cân nặng lúc sinh < 1000g, 1000-1499g và ≥ 1500g lần lượt là 15 ± 4,9; 13,8 ± 4,6 và 11,3 ± 4,9 ngày. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng khi tuổi đạt 34 và 36 tuần tuổi hiệu chỉnh chiếm khoảng 60% số trẻ. Chiều dài trung bình tăng 1,0 – 1,3 cm/tuần, vòng đầu tăng trung bình từ 0,8 – 1,0 cm/tuần.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Mai (2020)

  • Suy tủy xương mắc phải là một bệnh lý huyết học hiếm gặp của trẻ em. Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới với tỉ suất mắc là 2 – 5/triệu dân/năm. Vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn, tiên lượng bệnh thường xấu. Có nhiều phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân đã và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các phác đồ hướng dẫn điều trị cho trẻ em trên thế giới hiện nay đều chọn hai phương pháp điều trị có hiệu quả cao nhất là ghép tế bào gốc tạo máu và thuốc ức chế miễn dịch

  • magazine


  • Authors: Phạm Thu Nga; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Bệnh phổi lắng đọng hemosiderin vô căn (Idiopathic pulmonary haemosiderosis- IPH) là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em, gây ra các đợt tái phát xuất huyết phế quản phế nang lan tỏa. Nguyên nhân của IPH hiện vẫn còn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, bệnh đáp ứng với liệu pháp ức chế miễn dịch cho thấy rằng quá trình miễn dịch có thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh. Bệnh được đặc trưng bởi chứng ho ra máu, thiếu máu thiếu sắt và thâm nhiễm phổi trên x-quang tim phổi. Tuy nhiên bộ 3 triệu chứng này thường không xuất hiện cùng lúc ở thời điểm khởi phát bệnh dẫn tới việc chậm chễ trong chẩn đoán và kết quả điều trị không tốt. Glucocorticoids có vai trò trong điều trị, giúp ngăn chặn được xuất huyết tái diễn và cải thiện tiên lượng bệnh. Trong một số trường hợp phải dùng thuốc ức chế miễ...

  • magazine


  • Authors: Ngô Thị Xuân; Nguyễn Thị Lâm; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Nghiên cứu bệnh chứng nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh năm 2016. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ hơn các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học: Trẻ không/ít hoạt động thể lực; ăn quà vặt; lướt Web từ 60 phút/ngày; để con ăn đồ ngọt nếu con thích là các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì (p < 0,05); trong đó, không/ít hoạt động thể lực và hay ăn quà vặt là yếu tố nguy cơ có tác động rõ rệt đến tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ (OR = 6,9 và 7,1; p < 0,01).