Search

Search Results

Results 251-260 of 993 (Search time: 0.047 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Diệu Thúy; Nguyễn Thị Bình; Nguyễn Thu Thảo (2020)

  • Henoch - Schönlein purpura (HSP) là bệnh tự miễn với tổn thương viêm các thành mạch máu nhỏ. Trong các cơ quan tổn thương, tổn thương đường tiêu hóa thường là nguyên nhân làm bệnh nhân HSP nhập viện. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá yếu tố tiên lượng HSP thể bụng. Đây là nghiên cứu mô tả, tiến cứu một loạt ca bệnh. Kết quả nghiên cứu có 131 trẻ HSP đủ tiêu chẩn tham gia nghiên cứu, trong đó có 116 bệnh nhân HSP thể bụng và 15 bệnh nhân HSP không thể bụng. Trẻ khởi phát bệnh sau 6 tuổi có nguy cơ khởi phát HSP thể bụng. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trên 8,34 G/l có giá trị tiên lượng HSP thể bụng với độ nhạy là 72,41% và độ đặc hiệu là 60%. Tỷ số bạch cầu trung tính/lympho (NLR) trên 2,03G/l có giá trị tiên lượng HSP thể bụng với độ nhạy là 75% và độ đặc hiệu 73%...

  • magazine


  • Authors: Đặng Thuý Hà; Nguyễn Thị Việt Hà (2020)

  • Helicobacter pylori là căn nguyên chính của viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư biểu mô tuyến dạ dày và u MALT. Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày người, H. pylori thích nghi bằng cách sở hữu nhiều gen độc lực khác nhau. Nghiên cứu này phân tích mối liên quan giữa vi khuẩn H. pylori có gen độc lực vacA và các biểu hiện lâm sàng của viêm, loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Tỷ lệ nhiễm H. pylori có kiểu gen vacA s1 và m1 tăng dần theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở kiểu gen vacA m1. 96,5% trẻ nhiễm H. pylori mang gen vacA s1. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ nhiễm H. pylori mang gen vacA s1 giữa 2 nhóm viêm và loét, tổn thương trên mô bệnh học mức độ nặng giữa H. pylori có gen vacA s1m1 so với các kiểu gen khác

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thanh Mai; Nguyễn Thị Phương Mai; Đỗ Thị Minh Phương (2020)

  • Nghiên cứu này nhằm khảo sát các sự kiện gây sang chấn tâm lý và biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở trẻ vị thành niên bị loét dạ dày tá tràng mạn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 97 trẻ vị thành niên được chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ 4/2018 – 3/2019, bằng phỏng vấn và sử dụng DASS – 21 phiên bản tiếng Việt. Kết quả cho thấy có 94,8% trẻ có sang chấn tâm lý, phổ biến là lo lắng về bệnh tật, áp lực trong học tập, xung đột với cha mẹ. Tỷ lệ stress, lo âu, và trầm cảm lần lượt là 76,3%, 67% và 74,2%. Có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa mức độ stress với lo âu, trầm cảm. Như vậy, cần quan tâm đánh giá các sang chấn tâm lý và cảm xúc trong quá trình điề...

  • magazine


  • Authors: Mai Thành Công; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Lương Thị Liên (2020)

  • Bệnh Behçet là một bệnh viêm mạch hệ thống hiếm gặp, chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các đợt loét miệng, loét sinh dục, tổn thương mắt và da tái diễn. Biểu hiện viêm khớp mạn tính trong bệnh Behçet không hay gặp và có thể nhầm lẫn với viêm khớp tự phát thiếu niên ở trẻ em. Bệnh đáp ứng với điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nữ 7 tuổi biểu hiện viêm khớp mạn tính và loét miệng tái diễn nhiều đợt trong 2 năm. Ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên và đáp ứng một phần với điều trị bằng corticosteroid nhưng bệnh vẫn tái phát. Với các biểu hiện kết hợp khác ngoài khớp, ở da và sinh dục, chúng tôi nghĩ tới bệnh nhân bị bệnh Behçet và điều trị bằng colchicine và methotrexate, bệnh nhân đáp ứng tốt...

  • magazine


  • Authors: Lương Thị Phượng; Nguyễn Thị Kiên; Nguyễn Thu Hương (2020)

  • Hội chứng TAFRO được báo cáo đầu tiên năm 2010 tại Nhật Bản, đăc trưng bởi giảm tiểu cầu, tràn dịch đa màng, xơ hóa tủy xương có reticulin, rối loạn chức năng thận, phì đại cơ quan. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nên cần được chẩn đoán sớm và thường đáp ứng với thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh thường gặp ở người già hoặc trung niên, rất hiếm gặp ở thanh thiếu niên. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh ở trẻ nhỏ đầu tiên được chẩn đoán hội chứng TAFRO và điều trị thành công bằng Cyclospron A tại bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ nam 6 tuổi vào viện vì sốt, kèm theo phù, khó thở, tràn dịch màng phổi, màng tim, cổ chướng, gan lách to, thiếu máu, giảm tiểu cầu, CRP tăng, giảm albumin máu, suy thận cấp, protein niệu nhiều, C3 giảm nhẹ, C4 bình thường, sinh thiết tủy xương có tăng sinh mẫu tiểu cầu. Trẻ ...

  • magazine


  • Authors: Mai Thành Công; Nguyễn Thị Khuyên; Nguyễn Cảnh Hiệp (2020)

  • Bệnh liên quan đến IgG4 là một bệnh viêm-xơ mạn tính qua trung gian miễn dịch, thường xảy ra ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương phì đại hoặc tạo khối giả u, với tổn thương mô bệnh học xâm nhập nhiều lympho-tương bào và tăng nồng độ IgG4 huyết thanh. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi biểu hiện sưng tuyến nước bọt và nhiều hạch cổ, được chẩn đoán ban đầu là theo dõi u lympho. Kết quả siêu âm và chụp cộng hưởng từ cho thấy tuyến nước bọt mang tai trái và dưới hàm hai bên tăng kích thước. Xét nghiệm máu giảm nồng độ bổ thể, tăng nồng độ IgG4 (1616,9 mg/dL) và IgE (685,5 U/mL), kháng thể kháng SSA và SSB âm tính. Sinh thiết tuyến nước bọt mô bệnh học cho thấy xơ hóa xoáy lốc, viêm phá hủy tĩnh mạch, xâm nhập viêm lan tỏa nhiều lympho bào, tương bào...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Thuỷ; Đặng Thuỳ Dương (2020)

  • Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là một trong những rào cản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp của sinh viên y trong các mối quan hệ cũng như kết quả học tập tại cơ sở y tế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 433 sinh viên năm thứ 3 ngành bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi sinh viên tự điền nhằm mô tả một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của các em khi đi thực tập lâm sàng. Kết quả cho thấy đa số sinh viên đều gặp trở ngại này trong tuần đầu tiên đi lâm sàng với các mức độ khác nhau. Có tới 56,3% thường xuyên lúng túng, không giải thích được khi bệnh nhân hỏi; 39,1% rụt rè, không tự tin trao đổi với bác sỹ, điều dưỡng, thầy cô; 15 % bất đồng ý kiến với bạn trong học tập. Từ tuần thứ 2 trở đi, các trở ngại tâm lý đã giảm nhưng vẫn là rào...

  • magazine


  • Authors: Đoàn Thị Huệ; Nguyễn Thị Trang; Donna Shelley (2020)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá tính phù hợp và khả thi của việc triển khai hệ thống tin nhắn hỗ trợ cai thuốc lá cho người trưởng thành hút thuốc lá tại Hà Nội. Nghiên cứu thử nghiệm trên 40 người trưởng thành hút thuốc lá tại Hà Nội. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn với người tham gia nhận tin nhắn điện thoại hỗ trợ cai thuốc lá trong vòng 6 tuần. Kết quả cho thấy 93,0% đối tượng duy trì sau 6 tuần, 82,5% đọc/sử dụng và trả lời tin nhắn hàng ngày, 90% thấy tin nhắn hữu ích, 97,7% hài hòng chương trình. 92,5% nhận xét chương trình dễ sử dụng và bạn bè người thân đều khuyến khích tham gia sử dụng chương trình. Có 20% bỏ thuốc lá/thuốc lào hoàn toàn, 15% bỏ thuốc lá nhưng vẫn hút thuốc lào. Hành vi hút thuốc lá thay đổi tích cực so với khảo sát ban đầu bao gồm...

  • magazine


  • Authors: Bùi Văn Tùng; Nguyễn Thị Phương Oanh; Nguyễn Thanh Hà (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phân định chất thải y tế của điều dưỡng tại một số Bệnh viện ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An và Kiên Giang. Trong nghiên cứu cắt ngang này, 800 điều dưỡng đã tham gia với bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 67,5% điều dưỡng có kiến thức đúng về số loại chất thải y tế, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phân định chất thải lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm, chất thải y tế thông thường lần lượt là 86,9%; 63,8% và 64,1%. Tỷ lệ điều dưỡng thực hành đúng phân định chất thải y tế lây nhiễm là 43,9%, chất thải y tế thông thường là 25,4%. Thực hành phân định chất thải y tế chưa đúng là một vấn đề cần được giải quyết, các Bệnh viện cần có những giải pháp can thiệp để cải ...